Cách vượt qua nỗi sợ giao tiếp cố hữu của người Việt

“Anh có suy nghĩ năm nào là đẹp nhất trong cuộc đời không? Không phải theo kiểu phong thủy mà là do anh cảm giác thật ấy. Đối với tôi năm 2012 là năm đẹp nhất. Lúc đó tôi chỉ mới ra trường, đi phỏng vấn tận 10 công ty, anh biết có mấy công ty đã chọn tôi không? Thật ra chỉ có 1 công ty thôi, nhưng đó là ngân hàng rất lớn ở Hà Nội…”

bi-quyet-thang-tien-trong-cong-viec

Phần lớn người Việt Nam khi thường có tư duy: lắng nghe để trả lời chứ không phải lắng nghe để thấu hiểu.
vuot-qua-noi-so-giao-tiep-co-huu-cua-nguoi-
The biggest communication problem is we do not listen to understand, we listen to reply.

Khi nghĩ đến kĩ năng giao tiếp, rất nhiều người Việt Nam thường có một tư duy mặc định: tôi phải nhất thiết làm quen với người này, phải trò chuyện mạch lạc với một người tôi chưa từng quen biết, tiếp xúc và thấu hiểu. Với tư duy như vậy, bạn đang bị chi phối bởi những yếu tố “ngoại lực”, nghĩa là những yếu tố không thuộc sự kiểm soát của bạn. Bạn sẽ luôn tự hỏi: liệu mình nói về vấn đề này thì họ có thích không, hay họ thích nói về vấn đề khác? Nhưng trong giao tiếp, bạn sẽ không có thời gian tự vấn bản thân mình. Tôi xin dành 5 lời khuyên cho những bạn ngại giao tiếp, nhất là giao tiếp với người lạ.

Giao tiếp không chỉ là tiếp nhận hay truyền đạt thông tin

Bạn không bắt chuyện với ai đó chỉ để nghe người đó thao thao bất tuyệt về cuộc đời và những vấn đề của họ. Bất cứ giao tiếp nào, dù là hội thoại thông thường trong đời sống hay một buổi thảo luận trên truyền hình, đều mang tính chất trao đổi thông tin. Điều đó có nghĩa là, bạn không nên chỉ tiếp nhận và xử lý thông tin, mà cũng nên cung cấp những thông tin từ phía cá nhân mình một cách chủ động. Ngược lại, bạn cũng không nên bị áp lực phải liên tục nói, mà hãy để dành chút ít thời gian cho đối phương phản hồi lại những thông điệp mà bạn vừa truyền đạt.

“nói sai”

“Anh này là CEO, đẳng cấp cao thật, không biết có đánh giá thấp những gì mình nói không?”, “Cô này dân kinh doanh, nói chuyện học thuật quá có lẽ cô ấy sẽ không thích?”… Những người ngại giao tiếp thường tự mình đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn trước khi bắt đầu hội thoại. Tất nhiên, khi bắt chuyện, chúng ta có thể có vô vàn nỗi sợ, nỗi lo lắng, nhưng đôi lúc việc tốt nhất cần làm là hãy nói một câu “chào bạn” trước đi, mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên. Đừng cố tưởng tượng ra rằng câu chuyện nên diễn ra như thế nào hay đối phương sẽ phản ứng ra sao, mà hãy ứng biến linh động trong lúc giao tiếp. Một người giao tiếp giỏi hay không là nhờ phần lớn khả năng linh hoạt trong đối thoại, chứ không phụ thuộc vào những mẫu đối thoại được chuẩn bị sẵn.

Hỏi những câu hỏi “mở”

Một trong những điều khiến cho câu chuyện đi vào ngõ cụt là những câu hỏi có thể trả lời dễ dàng với “có” hoặc “không”. Trong giao tiếp, hãy cố gắng hỏi những câu hỏi “mở”, để khuyến khích người đối diện phản hồi một cách chi tiết, tránh sự hời hợt, và cũng là một cách để bạn tự tìm những đề tài tiếp theo để nói chuyện. Ví dụ, thay vì hỏi:

“Bạn thích đi du lịch không?”

Thì hãy hỏi:

“Bạn thường đi du lịch ở đâu?”

Ngay sau đó, dựa vào câu trả lời của đối phương, bạn có thể bắt đầu bàn luận về các địa điểm du lịch mà người đó thường đi đến.

Nói ít đi cũng là giao tiếp

Như đã nói ở trên, có một số người tự mặc định rằng giao tiếp là phải nói nhiều, nói liên tục, nói hết tất cả những chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của mình. Điều đó có thể vô tình gây sức ép và sự chán chường đối với người đối diện. Giao tiếp, ngoài việc trao đổi thông tin, còn bao gồm việc chắt lọc thông tin để trao đổi. Thay vì kể hết tất cả những gì bạn đã làm trong suốt 25 năm sống trên đời, sao không thử nói thật hay, thật cảm hứng về 1 năm đẹp nhất trong cuộc đời của bạn. Hãy thử so sánh:

“Năm 2007 tôi vào đại học ngành kinh tế. Năm 2011, tôi ra trường với điểm ưu tú. Năm 2012 tôi được vào làm ở ngân hàng lớn ở Hà Nội…”

Hay là thế này:

“Anh có suy nghĩ năm nào là đẹp nhất trong cuộc đời không? Không phải theo kiểu phong thủy mà là do anh cảm giác thật ấy. Đối với tôi năm 2012 là năm đẹp nhất. Lúc đó tôi chỉ mới ra trường, đi phỏng vấn tận 10 công ty, anh biết có mấy công ty đã chọn tôi không? Thật ra chỉ có 1 công ty thôi, nhưng đó là ngân hàng rất lớn ở Hà Nội…”

Đừng tỏ vẻ hồi hộp, lo lắng

Một trong những điểm khiến mọi người “mất hứng” khi nói chuyện là khi đối phương có hành xử thiếu tự nhiên. Đối với những người ngại giao tiếp, việc nói lắp bắp, nói liến thoắng hay đơn giản là hành xử ngại ngùng khi… không biết gì để nói cũng khiến người đối diện cảm thấy khó khăn để tiếp tục câu chuyện. Hãy luôn cư xử như bình thường khi nói chuyện, nhất là với người lạ. Hãy nghĩ họ là những người bạn thường hay nói chuyện, bạn sẽ xóa bỏ sự căng thẳng khi đứng trước người lạ. Điều này tất nhiên đòi hỏi sự rèn luyện kĩ càng. Có thể tự đứng trước gương thử trò chuyện một vài phút và chú ý xem biểu cảm gương mặt và cử động cơ thể của bạn đã tự nhiên chưa.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *